Vòi nước sau một thời gian sử dụng, có hiện tượng bị rò rỉ nước. Dù đã khoá chặt van, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mà còn khiến hóa đơn tiền nước cứ tăng “vùn vụt” không thôi. Hãy cùng tham khảo cách sửa vòi nước bị rò rỉ, mà dịch vụ thông cầu cống nghẹt quận Bình Tân chia sẻ sau đây nhé.
Cách sửa vòi nước bị rò rỉ
Khóa van vòi nước
Việc đầu tiên trong cách sửa vòi nước bị rò rỉ. Đó là bạn cần phải khóa van dẫn nước vào vòi đang bị hỏng. Thông thường khi nhìn xuống bên dưới bồn rửa, dọc theo những đường ống dẫn nước. Bạn sẽ thấy được chiếc van này, hãy vặn nó để khóa đường nước lại.
Sau đó, hãy thử kiểm tra xem đường nước đã tắt hẳn chưa. Bằng cách mở vòi nước xem còn có nước chảy ra không.
Lúc này, khi đã xác định van nước được khóa lại. Hãy xả hết nước, để lượng nước còn xót lại trong ống thoát hết. Thuận tiện cho việc sửa vòi nước bị rò rỉ.
Đóng chặt lỗ thoát nước trong bồn rửa.
Bạn có thể sử dụng nút chặn lỗ thoát nước, hoặc sử dụng miếng giẻ để bịt miệng cống lại. Tráng trường hợp làm nơi các bộ phận của vòi nước rơi vào bên trong ống thoát nước.
Xác định xem vòi nước nhà bạn thuộc loại nào
Vòi nước có khá nhiều hình dạng khác nhau. Bạn có thể tham khảo hình dưới đây để dễ nhận dạng hơn. Nhưng phổ biến nhất trong các gia đình, vẫn là vòi nước có van gập lên xuống. Hay còn gọi là vòi gật gù. Chính vì thế, bài viết này đội ngũ thông cầu cống nghẹt quận 10 xin tập trung vào cách sửa vòi gật gù. Bởi về cơ bản, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các loại vòi này là giống nhau.
Cách sửa vòi nước gật gù:
Để có thể nắm được cách sửa vòi nước bị rò rỉ một cách chuẩn chỉnh nhất, hãy tìm hiểu qua một chút về cấu tạo của anh bạn “gật gù” này:
Trong quá trình sử dụng, nếu cảm thấy chậu rửa có hiện tượng thoát nước chậm, hay có tiếng kêu lạ khi xả nước. Thì hãy tìm nguyên nhân và giải pháp trong bài viết cách thông ống nước bị nghẹt nhé.
Cấu tạo vòi nước gật gù
- Phần bên ngoài: Hay còn gọi là phần vỏ, phần này bao gồm tất cả các bộ phận. Như chân ren để nối với đường nước chờ, cần gạt và tấm màng lọc.
- Phần bên trong: Hay còn gọi là phần lõi. Phần này có chức năng chia nước thành 2 phần( nóng – lạnh), cấp mở hay khóa nước. Thường vòi nước rò rỉ chủ yếu là do nguyên nhân từ phần lõi này.
Với phần bên ngoài, ta thực hiện tháo ra như sau:
- Dùng tua vít 2 cạnh, cạy mở phần nút ra: Với các loại có cấu tạo khác. Thì bạn chỉ cần quan sát một chút. Thường nút này sẽ nằm bên cạnh logo của vòi.
- Ngay bên dưới nút sẽ là ốc vặn bảo vệ của vòi. Bạn dùng tua vít tháo con ốc này ra. Và nhớ giữ cẩn thận những con ốc này nhé, bạn sẽ cần đến chúng sau khi sửa xong và lắp lại đó.
- Rút cần gạt: Bạn sẽ nhẹ nhàng nhấc chiếc cần gạt lên, sau đó dùng kìm nước xoáy phần ren của nắp đậy bên trên ra. Ở công đoạn này, bạn cần thực hiện chính xác, và nhẹ nhàng. Đừng làm vỡ ren, sẽ khiến lắp lại gặp khó khăn.
- Lúc này bạn đã tháo mở xong phần ngoài. Và tiến hành kiểm tra phần lõi bên trong, hoặc sửa chữa. Hoặc thay thế linh kiện mới.
Còn phần bên trong thì sao nhỉ?
- Bạn sẽ thấy bên trong là phần lõi dạng 3 chân. Lúc này chúng ta sẽ kiểm tra vòng đệm bằng cao su, nén phần giữa lõi. Thường đây sẽ là nguyên nhân chính, khiến bạn phải đi tìm cách sửa vòi nước bị rò rỉ.
- Bởi khi sử dụng, vặn mở vòi nhiều lần. Khiến vòng đệm mòn đi và không kín được các mối nối. Lúc này bạn chỉ cần thay chiếc vòng đệm cao su này là được.
- Còn khi vòng đệm cao su vẫn mới, tiến hành kiểm tra phần lõi bên trong như sau:
- Dùng kìm nước đặt vào van đĩa điều tiết nước: Vặn ngược chiều kim đồng hồ để tháo ra. Kiểm tra xem có bị hỏng hóc, nứt vỡ hay sứt mẻ gì không? Nếu có quá nhiều cặn, bạn có thể đánh sạch chúng trước khi lắp lại.
- Có thể van điều tiết nước bị nứt, vỡ: Lúc này cần phải thay mới, bạn hãy mang mẫu cũ đã bị hư ra tiệm. Và nhờ người bán cho cái mới y hệt là được.
- Sau khi đã thay vào vòi mới, lắp từng bộ phận ngược lại theo thứ tự lúc tháo ra.
Bạn đã nắm được cách sửa vòi nước bị rò rỉ chưa? Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ phần nào khắc phục được sự cố, để không những sửa được việc rò rỉ nước. Mà còn không tốn một khoản chi phí khi gọi thợ. Chúc các bạn thành công.