Tin tức

Cách làm hầm rút nước thải

Cách làm hầm rút nước thải

Hầm rút nước thải nhằm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho môi trường. Cũng như bảo vệ sức khỏe của cả nhà. Nhưng cách làm hầm rút nước thải thế nào? Có cần lưu ý gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Hầm rút là gì?

Hầm rút (hầm rút nước thải) thực chất chỉ là tên gọi khác của anh chàng bể phốt. Mà ngoài tên gọi đó ra, bể phốt còn được gọi là hầm cầu, hầm tự hoại.

Đây là nơi nhận các chất thải hữu cơ, đến một khoảng thời gian nào đấy. Sẽ phân hủy thành các chất lỏng, rồi thải ra ngoài theo đường ống thoát nước.

Cách làm hầm rút nước thải

Vì sao cần tìm hiểu cách làm hầm rút nước thải?

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều thải ra ngoài môi trường vô số các chất thải khác nhau. Nếu các chất thải này không được xử lý kịp thời và đúng cách, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Vậy nên, việc xây dựng một nơi để chứa và xử lý chất thải là khá quan trọng.

Tuy việc xây dựng sẽ tốn 1 khoảng chi phí, nhưng nếu đổi lại lợi ích của nó. Thì là đáng cho cách làm hầm rút nước thải chứ nhỉ?

Xem thêm: Nếu Bể Phốt bạn bị đầy hãy tham khảo cách xử lý tại đây

Hầm chứa nước thải gia đình:

Cách làm hầm rút nước thải

Đây sẽ là hầm rút nước thải 2 ngăn

Việc cách làm hầm rút nước thải, thì cần tính toán cẩn thận và chính xác để sử dụng cho phù hợp. Hầm chứa nước thải phổ biến hiện nay thường được chia thành 2-3 ngăn. Và sẽ được xây bằng gạch hay bê tông thì còn tùy từng gia đình.

Hầm chứa nước thải 3  ngăn: Lắng, lọc, chứa. Sẽ thông dụng hơn hầm 2 ngăn. Và ở mỗi đầu ngăn chứa phải có nắp đậy được trát kín. Việc này giúp kiểm tra hoặc hút/rút hầm cầu được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi xây ngăn chứa và ngăn lắng phải được thông với nhau để đảm bảo yêu cầu.

Cách làm hầm rút nước thải

còn đây là hầm rút nước thải có 3 ngăn. Chăn chứa, ngăn lọc, ngăn lắng

Cách bố trí hầm tự hoại:

Vị trí làm hầm hút nước thải cũng là một điểm đáng lưu ý. Nên có một khoảng cách nhất định với nhà, đẻ đảm bảo môi trường nhà ở được thông thoáng. Lựa chọn các vật liệu để đảm bảo chất lượng và độ bền cao.

Cách làm hầm rút nước thải:

Bước 1: Xác định vị trí làm hầm hút nước thải, để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Tùy thuộc vào không gian, diện tích, hay sở thích cũng như phong thủy để có được 1 vị trí thích hợp nhất.

Bước 2: Tính toán diện tích hầm chứa, sao cho phù hợp với lượng nước thải hàng ngày. Để tránh tình trạng quá tải.

Thường thì một gia đình từ 5-7 người, thể tích hầm sẽ rơi vào khoảng 2m3. Trong đó thì chia thành 2 hay 3 ngăn tùy vào nhu cầu của từng hộ gia đình.

  • Ngăn chứa của hầm phải đặt một ống thông hơi. Có đường kính khoảng 27mm. phía trên ống nên găn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30-40cm.
  • Hai đầu ngăn chứa có 2 nắp kiểm, nhưng phải luôn trát kín
  • Giữa ngăn chứa và ngăn lắng, thông với nhau bằng cút chữ L đặt ngược. Và đường kính khoảng 90mm.

Bước 3: Sau khi xây xong, thì cần tiến hành đổ nước vào bể. Thì mới có thể sử dụng được.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách đặt ống bể phốt, bởi xây dựng hầm rút nước thải. Cũng cần quan tâm xem các ống có trong bể nữa chứ.

Ưu nhược điểm khi xây dựng hầm rút nước thải:

Ưu điểm:

  • Sạch sẽ, hợp vệ sinh
  • Không có ruồi, nhặng vây quanh
  • Sử dụng thuận tiện

Nhược điểm:

  • Thích hợp với những nơi có nhiều nước.
  • Giá thành cao hơn so với các loại hình khác.

Hy vọng với những chia sẻ về cách làm hầm rút nước thải như trên. Sẽ phần nào giúp ích được cho bạn. Nếu còn cần tư vấn, cũng như cần giải đáp khúc mắc liên quan đến hầm rút nước thải. Vui lòng liên hệ theo thông tin:

Thịnh Phát – công ty vệ sinh môi trường Hồ Chí Minh

 

5/5 - (32 bình chọn)