Hiện nay cách xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải công nghiệp. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Một số phương pháp hóa học xử lý nước thải
Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải hoá học chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp trung hòa
Phương pháp trung hoà là cách làm thay đổi nồng độ pH về trung trung tính để VSV phân huỷ các chất ô nhiễm trong nước. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phản ứng hoá học xảy ra giữa axit +kiềm, giữa muối + axit được gọi là tác nhân trung hoà.
Các tác nhân trung hoà bao gồm:
- Nước thải chứa axit dùng: NaOH, KOH, NH4OH, Na2CO3, CaCO3, MgCo3, vôi
- Nước thải chứa kiềm dùng: H2SO4, HCL, HNO3,muối axit
- Nước thải nhiễm kim loại nặng dùng: CaO, CaOH, Na2CO3, NaOH,…
Tác nhân ảnh hưởng tới quá trình trung hoà:
- Lưu lượng nước thải
- Nồng độ pH, nồng độ ô nhiễm, nhiệt độ
Phương pháp trung hoà:
- Trộn lẫn nước thải chứa axit hoặc nước thải chứa kiềm
- Tiến hành bổ sung chất hoá học có tính axit hoặc kiềm
- Dùng vật liệu lọc có tính kiềm hoặc axit
- Dùng khí thải để trung hoà nước vừa giảm lượng khí gây ô nhiễm.
Phương pháp tạo kết tủa
Nước thải là dạng hỗn hợp trong đó chứa rất nhiều các kim loại nặng và tạp chất cần được loại bỏ hoan toàn. Hai quá trình kết tủa cơ bản của nước thải là kết tủa cabonate canxi và hydroxit.
Mỗi kim loại sẽ thích hợp với từng nồng độ pH khác nhau. Vì vậy, bạn cần xác định được nồng độ pH trong nước thải để thực hiện quá trình kết tủa dễ dàng nhất.
Các loại hoá chất kết tủa thường dùng:
- Phèn nhôm
- Sulfate sắt và vôi
- Ferric chloride
- Ferric chloride và vôi
Phương pháp oxy hóa khử
Đây là phương pháp xử lý nước thải bằng cách trao đổi các ion trong nước thải. Một chất có khả năng làm mất đi eletron có hoá chất oxy hoá mạnh còn chất còn lại đóng vai trò chất khử.
Phương pháp này dùng trong trường hợp không thể tách các tạp chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
Xem thêm: Thông cống nghẹt Huyện Nhà Bè phục vụ cả ban đêm
Xử lý nước bằng phương pháp oxy hóa
Các loại chất thường được dùng để oxy hoá:O3, CI2, HCLO, NaCIO, Ca(CIO), CaCI2.2h2O,…
Sử dụng Clo:
- Clo có đặc tính oxy hoá mạnh dùng để tách khí phenol, H2S, Hydrosunfit,..
Qua trình phản ứng diễn ra:
Cl2 + H2O => HOCl + HCl
HOCl <-> H+ +Ocl
Chất tham gia quá trình khử: FeSO4, SO2, NaHSO3, H2SO4,…
Xử lý nước bằng phương pháp Ozone hóa
Ozone hoá có tính oxy hoá cao, dễ dàng nhường nguyên tử oxy cho các tạp chất hữu cơ. Chất này dùng để khử mùi, H2S, các chất tẩy, nhuộm,…
Ưu nhược điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Tham khảo: Thông cống nghẹt Huyện Hóc Môn giá từ 50k trở lên
Dưới đây là những ưu nhược điểm của cách xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học mà bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm
- Nguyên liệu hoá chất dễ tìm mua
- Phương pháp xử lý hoá học dễ sử dụng, dễ quản lý
- Không gian xử lý nước thải nhỏ
Nhược điểm
- Chi phí cao
- Có khả năng tạo ra một số các loại chất ô nhiễm thứ cấp từ các phản ứng hoá học.
Trên đây là những cách xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc. Trân trọng!