Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng mang tính chất toàn cầu và ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe cũng như cuộc sống người dân. Vậy, Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả ra sao? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Dưới đây chúng tôi sẽ lý giải chi tiết cho các bạn về khái niệm hiệu ứng nhà kính.
Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính là các loại khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài phản xạ từ bề mặt Trái đất khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Các loại khí này phân tán nhiệt cho Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính, gọi là khí nhà kính. Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính gồm: CH4, H20, CO2, O3.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greehouse Effect) là tên gọi để chỉ hiệu ứng xảy ra khi nguồn năng lượng bức xạ của tia mặt trời xuyên qua mái nhà kính hoặc cửa sổ. Sau đó được hấp thụ và phân tán trở lại tạo thành nhiệt lượng, sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong.
Khí nhà kính tồn tại với nồng độ cao sẽ khiến bầu khí quyển của bề mặt Trái Đất nóng lên, đây cũng là nỗi lo chung của toàn nhân loại.
Tham khảo: Hút hầm cầu quận 7 không gây mùi hôi khó chịu
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Dưới đây là một số nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính
CO2 trong khí quyển giống như tấm kính dày che phủ trái đất và làm cho trái đất giống như một nhà kính lớn. Nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ là -23 độ C. Tuy nhiên, hiệu ứng này làm cho trái đất nóng lên 38 độ C.
Khi khí CO2 ngày càng tăng do các hoạt động khai tác và sinh hoạt của con người sẽ khiến hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng cao, nhiệt độ không khí từ đó tăng lên. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, đến nửa thế kỉ sau, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,5 – 4,5 độ C.
Các khí gây hiệu ứng nhà kính khác
Bên cạnh khí CO2 thì một số khí khác như: ozon, CH4, SO2, CFC, metan,….cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, sự phát triển của các ngành công nghiệp cùng gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng cũng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ Trái Đất.
Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình
Hiệu ứng nhà kính sẽ gây ra các hiện tượng sau:
Hiện tượng biến đổi khí hậu trái đất
Khi các chất khí nhà kính tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu trái đất. Hiện tượng này có thể giới hạn trong một khu vực hay một vùng nhất định hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn cầu, điều này phụ thuộc vào mưc độ tồn đọng của các chất khí.
Hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan xảy ra do quá trình tích lũy chất khí gây hiệu ứng nhà kính từ đó khiến Trái đất nóng lên, thể tích nước giãn nở và kiến băng ở hai cực tan ra.
Hiện tượng cháy rừng tự phát
Khi khí hậy thay đổi, khí hậu ấm hơn, khô hơn, nhiệt độ trái đất tăng cao từ đó khiến hiện tượng cháy rừng lại càng gia tăng, đặc biệt là vào mùa hè.
Xem thêm: Báo giá thông cống nghẹt chi tiết mới nhất
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Dưới đây là một số hậu quả của hiệu ứng nhà kính xảy ra đối với nhân loại:
- Đối với sức khỏe con người
Khi nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài sẽ khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng. Đặc biệt, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng là nguy cơ dẫn đến các dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
- Đối với nguồn nước
Chất lượng nguồn nước sinh hoạt cũng như tưới tiêu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, nắng nóng kéo dài gây ra hạn hán, cạn kiệt nguồn nước ngầm. Ngoài ra, một số khu vực lũ lụt nhiều khiến các sông ngòi bị ô nhiễm.
- Tài nguyên bờ biển
Hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan khiến nước biển dâng cao, diện tích đất quanh biển bị thu hẹp, nhiều làng mạc bị nhấn chìm.
- Đối với lâm nghiệp
Tài nguyên rừng ngày càng suy thoái, cạn kiệt, nạn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.
- Sinh vật
Sự thay đổi khí hậu khiến môi trường sống của sinh vật bị đe dọa, nhiều loài không còn nơi cư trú, rơi vào tình trạng tuyệt chủng.
Một số biện pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Để khắc phục hiệu ứng nhà kính, mỗi người cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng
- Sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như: gió, mặt trời, hạn chế dùng nhiên liệu hóa thạch
- Thực hiện các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu cách chuyển hóa khí Metan, CO2,…thành các chất khí có lợi.
- Tiết kiệm nước, điện, và các loại tài nguyên
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng việc xây dựng công trình nhà ở, đường sá giao thông thuận tiện để giảm các chất khí thải
- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt sang trồng các loại cây ngắn ngày,…
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì xe máy, xe ô tô
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để nâng cao đời sống kinh tế, xã hội và giảm các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
- Tuyên truyền, vận động các cá nhân, gia đình, đơn vị hiểu rõ về nguyên nhân cũng như hậu quả của hiệu ứng nhà kính để từ đó có các biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ môi trường.
Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng như các hậu quả mà nó để lại. Từ đó có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tối đa hậu quả, bảo vệ môi trường sống của con người.