Nhà vệ sinh được cọ rửa, lau chùi thường xuyên nhưng vẫn bốc ra mùi hôi thối? Bạn đã áp dụng nhiều cách và sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng nhưng mùi hôi vẫn không giảm bao nhiêu? Con thỏ chống hôi chính là biện pháp hữu hiệu nhất trả lại bầu không khí sạch sẽ cho nhà vệ sinh.
Con thỏ chống hôi là gì?
Con thỏ chống hôi là biện pháp hiệu quả khử đi mùi hôi trong nhà vệ sinh
Con thỏ là một thiết bị vệ sinh có dạng hình cong, hay còn gọi là ống siphon. Con thỏ với thiết kế đặc biệt như một nút chặn giúp ngăn mùi hôi bay ngược lên từ hầm cầu. Chính vì thế, đây là biện pháp hữu hiệu chống hôi nhà vệ sinh.
Tham khảo: Quy trình hút hầm cầu quận 11 đầy đủ các bước
Tắc “con thỏ” có phải là nguyên nhân khiến nhà vệ sinh có mùi hôi?
Hình ảnh của con thỏ chống hôi
Thiết kế đường cong của con thỏ
Thiết kế cong và sử dụng lâu ngày khiến chúng dễ lắng đọng cặn bẩn gây nghẹt và có mùi hôi. Để xử lý cặn này, bạn sử dụng các chế phẩm làm sạch dạng nước hoặc viên đổ vào bồn cầu, bồn rửa tay, ngâm theo thời gian hướng dẫn và giật nước.
Thiết kế với đường cong đặc trưng của con thỏ giúp ngăn chặn mùi hôi. Thế nhưng, thiết kế cong đó dễ dẫn đến lắng đọng cặn bẩn, gây nghẹt đường ống và phản tác dụng, khiến mùi hôi bốc lên. Để xử lý tình trạng này, bạn nên đổ vào bồn cầu chế phẩm làm sạch dạng nước hoặc viên, ngâm theo thời gian hướng dẫn và giật nước.
Lượng nước ở ống siphon quá thấp
Ở trạng thái bình thường, lượng nước trong bồn cầu và con thỏ bằng nhau, con thỏ mới có thể thực hiện đúng chức năng của nó. Mực nước thông thường khoảng 10 cm. Tuy nhiên, khi lắp đặt sai, mực nước ở con thỏ thấp hơn, dẫn đến hiện tượng khí hôi trào ngược. Vấn đề này liên quan đến kỹ thuật lắp đặt.
Chống hôi nhà vệ sinh tầng trệt với cổ thỏ
Có 2 trường hợp phổ biến chống hôi nhà vệ sinh tầng trệt
Dùng phễu chống hôi để chống hôi. Tuy nhiên, chiếc phễu này không thực sự cố định. Khi bạn lấy phễu ra vệ sinh hay phễu bị khô nước thì mùi hôi sẽ bay lên.
Bẻ cong ống thoát nước cho ngậm nước. Biện pháp này khá hiệu quả nhưng khi hố ga cạn nước, mùi hôi vẫn thoát ra.
Biện pháp tối ưu nhất chính là khi ống thoát nước tới hố ga, bạn bẻ một cái LƠI hướng xuống, một cái CO đi lên. Sau đó, dùng máy cắt bớt Co sao cho khi đổ nước vẫn ngập chỗ có CO đó.
Xem thêm: Hút hầm cầu quận 2 – Áp dụng kỹ thuật xử lý tiên tiến
Một số mẹo khử mùi hôi nhà vệ sinh hiệu quả
Bã cà phê giúp khử mùi hôi
- Lấy một ít nước hoa xịt lên đèn tường. Chỉnh nhiệt độ mà đèn thoát ra sẽ là chất xúc tác giúp mùi thơm phát tán khắp nhà vệ sinh.
- Dùng giấm trắng để khử đi mùi hôi trong nhà vệ sinh là một biện pháp hiệu quả. Với axit axetic – chất có khả năng chống khuẩn hữu hiệu, giấm trắng có khả năng chống khuẩn cao, tiêu diệt nấm mốc, mầm bệnh có hại. Từ đó, mùi hôi không chỉ được xử lý mà còn mang lại không gian thoáng đãng. Bạn chỉ cần đổ một lượng ít giấm vào góc tường trong nhà vệ sinh, tránh những vật bằng kim loại vì giấm có thể gây hoen gỉ.
- Củ sả là nguyên liệu gần gũi, dễ tìm. Bạn chỉ cần đập dập phần củ, sau đó treo cả củ và nhánh sả vào một góc ở nhà vệ sinh. Bằng hương thơm dịu nhẹ, sả không chỉ khử đi mùi hôi mà còn mang lại bầu không gian dễ chịu cho nhà vệ sinh.
- Mỗi khi uống cà phê, thay vì bỏ đi phần bã, ta có thể tận dụng để nó để khử đi mùi hôi trong nhà vệ sinh. Bạn dùng khoảng 2 ly bã cà phê, sau đó bỏ vào một cái túi vải và treo vào nhà vệ sinh. Chẳng mấy chốc, hương thơm thoang thoảng của cà phê sẽ xua tan đi mùi hôi và để lại một mùi hương dễ chịu.
- Lá dứa là nguyên liệu thường dùng để làm bánh, nấu xôi bởi hương thơm dịu nhẹ đặc trưng của nó. Không những thế, lá dứa còn là một biện pháp hiệu quả để khử mùi hôi trong nhà vệ sinh. Bạn có thể mua một chùm lá dứa, buộc lại và treo trong nhà vệ sinh. Hương thơm tự nhiên của lá dứa sẽ khử đi mùi tanh hôi và để lại mùi hương thoang thoảng dễ chịu.
Trên đây là những thông tin về công dụng thần kỳ của con thỏ chống hôi và các mẹo khử mùi hôi trong nhà vệ sinh. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để khử đi mùi hôi trong nhà vệ sinh của bạn.