Trong xử lý sinh học của các công trình như aerotank, bể MBBR,… thì bùn vi sinh hiếu khí có vai trò rất quan trọng. Vậy bùn vi sinh hiếu khí là gì? Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn các vấn đề trên.
Đặc điểm bùn vi sinh bể hiếu khí
Bùn vi sinh hiếu khí là gì?
Bùn vi sinh hiếu khí kaf quần thể các vi sinh vật. Các quần thể vi sinh vật này sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm mà nước thải được làm sạch. Loại bùn này gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau nhưng chủ yếu là khuẩn hiếu khí. Bùn thường có dạng bông cặn, màu nâu sẫm và chứa các chất hữu cơ thấp thụ từ nước thải.
Bùn hiếu khí có vai trò gì trong hệ thống xử lý nước thải
Trong hệ thống xử lý nước thải, bùn hiếu khí thường dùng để oxy hóa cacbon sinh học, oxy hóa đạm, chủ yếu là amoni và nito trong chất hữu cơ, loại bỏ phú dưỡng. Do đó, bùn hiếu khí là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả xử lý nước thải. Nếu quần thể vi sinh vật được tạo điều kiện môi trường tốt, chúng sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phân hủy chất ô nhiễm.
Xem thêm: Ưu điểm của dịch vụ thông cầu cống nghẹt
Cách nuôi vi sinh bể hiếu khí nhanh lên
1. Chuẩn bị trước khi nuôi bùn
- Kiểm tra và đảm bảo hoạt động hệ thống bơm, cấp điện, cấp khí,… tốt.
- Tính toán chuẩn bùn hiếu khí cần cho hệ thống.
- Chuẩn bị chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình nuôi bùn.
Trong nước thải sẽ có sẵn quần thể vi sinh vật xử lý nước thải. Vì thế chỉ cần cung cấp chất dinh dưỡng và tiến hành nuôi bùn, phát triển quần thể sinh vật này. Tuy vậy, giai đoạn khởi động sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian. Thay vào đó, sử dụng bùn hiếu khí sẵn từ hệ thống bể hiếu khí sẽ giải quyết được vấn đề này. Đây là nguồn bùn hiếu khí có hoạt tính cao với hệ sinh vật đã phát triển.
2. Hướng dẫn cách nuôi bùn vi sinh hiếu khí
- Giai đoạn khởi động cần để bùn vi sinh thích nghi dần với điều kiện tải lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải. Vì thế, chạy tải 30% lưu lượng bùn hoạt tính rồi tăng dần công suất cấp nước thải đến khi đạt chỉ số 200 – 300ml/l.
- Đảm bảo cung cấp khí liên tục, đều cho nước thải trên toàn bộ bể xử lý để tạo sự tiếp xúc đều giữa nước và bùn hoạt tính.
- Cung cấp chất dinh dưỡng vào bể với lượng tăng dần đến khi bùn vi sinh thích nghi với tính chất nước thải. Sau đó chạy hệ thống liên tục với lưu lượng 20%, 50%, 75%, 100%.
3. Các thông số cần kiểm soát trong quá trình nuôi bùn vi sinh hiếu khí
pH
Cần duy trì pH trong bể hiếu khi trong khoảng 6,5 – 8,5.
DO
Duy trì nồng độ DO khoảng 2 – 4mg/l. Dùng đầu dò DO để kiểm tra nồng độ oxy và đảm bảo máy thổi khí hoạt động liên tục.
Nhiệt độ
Nhiệt độ tăng làm giảm độ hòa tan của oxy trong nước, tăng tốc độ quá trình chuyển hóa. Quá trình này cần oxy hòa tan nên tốc độ tiêu thụ DO cũng tăng. Do đó, duy trì nhiệt độ nước thải trong khoảng 20 – 30 độ C; nếu vượt ngưỡng 40 độ C có thể làm chết vi sinh vật.
Chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng cung cấp phải đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P=100:5:1. Bên cạnh đó các nguyên tố S, K, Mg, Ca, Na, Cl, Fe, Mo, Co, Zn, Cu.., cũng là các nguyên tố cần thiết cho vi sinh vật.
Nồng độ và tốc độ tuần hoàn bùn hoạt tính
Duy trì sự tuần hoàn bùn hoạt tính tiếp diễn trong hệ thống. Nếu tốc độ này quá thấp thì bể hiếu khí có khả năng quá tải thủy lực, giảm thời gian thông khí.
Các sự cố thường gặp trong quá trình nuôi bùn vi sinh hiếu khí và cách khắc phục
Sự cố bọt nổi: bọt nổi nhiều trên bề mặt
Khi lượng bùn hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí quá it, nồng độ chất hữu cơ cao vượt khả năng xử lý của vi sinh vật nhiều lần thì vi sinh vật sẽ bị sốc tải. Bùn tại bể lắng nổi lên từng tàng hoặc từng cục màu đen hoặc nâu, trôi lẫn trong dòng nước đầu ra.
Sự cố bùn khó lắng
Quá trình chuẩn bị nuôi bùn, tiến hành nuôi bùn và duy trì các điều kiện để bùn hiếu khí phát triển tốt cho hiệu quả xử lý cao. Cũng như hạn chế các sự cố không mong muốn xảy ra là một công việc cực kỳ phức tạp và khó khăn. Đòi hỏi cần chuyên môn và kinh nghiệm trong vận hành.
Xem thêm: Thông cống nghẹt Huyện Hóc Môn bảo hành 2 năm, sạch 100%
Các cách tăng lượng bùn vi sinh trong bể hiếu khí
Áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng bùn vi sinh trong bể hiếu khí. Công nghệ này dùng các loại vi khuẩn để làm sạch nước ô nhiễm. Vi sinh vật dùng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để phát triển và làm giảm sự ô nhiễm trong nước. Quá trình thích nghi của các vi sinh cần thiết thường từ 4 – 8 tuần. Để giảm thời gian nuôi cấy và đi nhanh đến quá trình phát triển thì có thể áp dụng cách sau:
Giảm thời gian nuôi cấy của vi sinh bằng cách thêm vào hỗn hợp bùn vi sinh
Hỗn hợp gồm chất nền, các vi khuẩn tốt cho sức khỏe được đưa vào hệ thống ở giai đoạn khởi tạo vi sinh. Hỗn hợp này có thể là bùn hoạt tính từ hệ thống tương đương. Cho hỗn hợp này sẽ giúp tăng khả năng thích nghi của các vi sinh gốc. Với cách này, vi khuẩn phát triển thành khối hoặc bông bùn nhanh hơn. Sau vài ngày vi sinh sẽ sẵn sàng có thể xử lý nước thải ở hiệu suất cao nhất.
Lưu ý vẫn đảm bảo các điều kiện bình thường về D.O, pH, nhiệt độ nước từ 12 đến 30 ° C.
Giải quyết sự hiện diện của vi khuẩn không mong muốn
Vi khuẩn sợi xuất hiện sẽ gây ức chế sự phát triển của các vi sinh có lợi, giảm chất lượng nước. Bùn già thường là nơi trú ngụ và sinh sôi của vi khuẩn sợi. Để giải quyết thì cần xả hết bùn cũ và tăng cường sục khí, vi khuẩn tốt có thể mất vài ngày để hồi phục. Nếu lượng vi khuẩn sợi quá nhiều thì có thể dùng clo. Tuy nhiên clo sẽ khử toàn bộ khuẩn trong bể. Sau đó sẽ phải mất vài tuần để nuôi lại vi sinh và để điều kiện trong hệ thống trở lại bình thường.
Bổ sung thêm các vi sinh gốc vào bể hiếu khí khi nuôi bùn vi sinh hiếu khí
Sử dụng các chủng men chứa các vi sinh mầm được tối ưu hóa như Aquacure Tabs. Sự bổ sung này giúp có thể nhanh chóng khôi phục sự cân bằng trong các bể. Đồng thời điều này có thể ngăn chặn/ hạn chế việc xuất hiện vi khuẩn sợi ngay từ ban đầu.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách nuôi vi sinh bể hiếu khí nhanh lên, chất lượng. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.