Bể tự hoại 3 ngăn đã ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, cách thức xây dựng và nguyên lý hoạt động của loại bể này thì không phải ai cũng biết. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bể tự hoại 3 ngăn nhé.
BỂ TỰ HOẠI – BỂ PHỐT 3 Ngăn – Cấu Tạo và Nguyên lý hoạt động
https://youtu.be/fuBF8e_56iM
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn
Bạn có thể tham khảo cấu tạo và những nguyên lý hoạt động chi tiết nhất của bể tự hoại 3 ngăn dưới đây:
Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn bao gồm:
- Ngăn chứa: Đây là nơi chứa chất thải. Sau khi xả nước từ bồn cầu, chất thải sẽ trôi xuống ngăn chứa và cho các vi sinh vật phân hủy chúng thành bùn. Đây là ngăn có thể tích lớn nhất, thường sẽ chiếm ít nhất là 1 nửa diện tích của bể tự hoại.
- Ngăn lọc: Đây là ngăn dùng để lọc các chất thải lơ lửng còn lại khi chúng đã được xử lý bên ngăn chứa. Ngăn này có diện tích khoảng ¼ bể.
- Ngăn lắng: Đây là nơi mà các chất thải rắn, không phân hủy được như kim loại, tóc, nhựa,…Tầng trên của ngăn lắng là lớp nước trong và chất thải rắn sẽ được xả ra ngoài. Ngăn lắng có diện tích khoảng ¼ bể.
Nguyên lý hoạt động
Thông thường, chúng ta nhấn nút xả thì chất thải sẽ đi theo đường ống trôi thẳng xuống bể tự hoại rồi phân vào ngăn chứa. Các loại chất thải như: chất xơ, chất béo, đạm, hydro cacbon trong nước tiêu, phân sẽ được vi sinh vật phân hủy.
Sau đó, chất thải sẽ biến thành dạng bùn và lắng xuống đáy của bể chứa. Đối với các loại chất thải không phân hủy được thì dẽ được chuyển sang bể lắng xả ra ngoài hoặc khi gặp môi trường thích hợp sẽ biến chuyển thành chất khí như NH3, H2S, CH4, CO2 và bay ra ngoài.
Bản vẽ bể tự hoại 3 ngăn
- Ống vào bể phốt: Gồm 2 ống dẫn được nối tự bệ tiểu, bệ xí khu Wc vào bể phốt.
- Ống ra bể phốt: Đây là ống dẫn nối từ bể phốt ra hố ga để kiểm tra và thoát ra ống nước chung của khu vực.
- Ống thống hơi + ống hút cặn bể phốt: Đây là loại ống mềm, di động được luồn trong ống ra bể phốt để hút hết cặn.
- Hố ga: Được xây dựng cách xa nhà dân, ở nơi thuận tiện cho việc thông hút bể phốt khi bị đầy.
Tham khảo: Hút hầm cầu quận 6 có giá thành rẻ, khắc phục nhanh chóng
Các loại hầm bể tự hoại 3 ngăn thông dụng và cách xây dựng
Dưới đây là một số loại bể tự hoại 3 ngăn và cách xây dựng chi tiết nhất:
Đối với bể tự hoại 3 ngăn xây bằng gạch
Bể tự hoại 3 ngăn bằng gạch yêu cầu là được xây dạng tường đôi (dày 220mm) hoặc có thể dày hơn. Gạch được xếp cứ 1 hàng dọc lại 1 hàng ngang và xây bằng loại gạch đặt macs 75 và xi măng cát vàng mác 75. Khi xây thì mạch vữa phải dày đều nhau, no và miết thật kỹ để tránh nứt tường.
Mặt trong và ngoài của bể phải được trát kín vữa xi măng, dày khoảng 20mm và bao gồm 2 lớp: lớp đầu 10mm có khía và lớp ngoài dày 10mm. Khi làm cần phải trát thật kỹ và đánh màu xi măng nguyên chất bên ngoài để chống thấm. Nên lựa chọn loại xi măng chuyên dụng cho xây dựng bể phốt để có chất lượng tốt nhất.
Các góc của bể tự hoại phải được trát nguýt góc. Sau đó, đặt thêm tấm lưới thép kích thước 10x10mm chống thấm, chống nứt vào bên trong lớp vữa khi trát các mặt trong của bể. Phần lưới dưới đáy bê ít nhất phải dày 200mm.
Nếu mực nước ngầm tại nơi xây dựng quá cao thì cần chèn thêm lớp đất sét (100mm) xung quanh bể. Đáy bể được đổ bê tông cốt thép liền khối và có chiều cao tối thiểu là 100mm.
Đối với bể tự hoại 3 ngăn bằng bê tông, cốt thép đúc sẵn toàn khối
Khi lắp đặt loại bể này cần để ý vị trí nắp bể và ống dẫn tuyền vào các ngăn, ống dẫn nước ra vào phải được găng kín. Nên lựa chọn loại ống làm bằng cao su chịu nhiệt, chịu nước và hóa chất.
Các ống dẫn nước vào – ra và giữa các ngăn của bể tự hoại 3 ngăn
Các ống dẫn nước ra vào cần được đặt so le với nhau để nước chảy với quãng đường được dài nhất, tránh chảy tắt. Ống dẫn nước thải trước khi đưa vào bể chứa thì nên đặt nằm ngang, độ dốc khoảng 2% và chiều dài không quá 12m.
Ống dẫn phân ra – vào cần lắp loại ống chữ T, có đường kính tối thiểu là 100mm. Đầu trên của ống cần lắp cao hơn mặt nước và đầu dưới ngập khoảng 400mm để tránh lớp váng bám vào. Cốt đáy ống vào phải cao hơn đáy ra 50mm.
3 ngăn của bể được thông với nhau bằng ống dẫn cút chữ L ngược có đường kính tối thiểu 100mm. Cút hoặc lỗ thông của bể cần thiết kế cách bể khoảng 500mm và cách mặt nước không dưới 300mm để đảm bảo quá tình cấp thoát nước, phân hủy diễn ra ổn định.
Các lưu ý trong quá trình thiết kế và xây dựng bể tự hoại 3 ngăn
Để bể tự hoại 3 ngăn hoạt động ổn định bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chiều sâu của lớp nước dưới đáy bể lên bề mặt nước trên không được thấp hơn 1,2m
- Chiều rộng của bể tối thiểu là 0,7m. Nếu xây dựng bể hình chữ nhật thì nên chia tỷ lệ chiều dài: chiều rộng là 3:1.
- Nếu lượng nước thải lớn hơn 10m3/ngày và dưới 25m3/ngày thì bạn nên xây dựng bể tự hoại 3 ngăn thay vì 2 ngăn thông thường.
- Đáy vể tự hoại cần được đổ tấm đan bê tông cốt thép mác 200 và nền cần dày tối thiểu 150mm.
- Sử dụng gạch lỗ nhỏ và đổ bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc có thể đổ bê tông làm bằng Composite, HDPE để đảm bảo chất lượng.
Xem thêm: Thông cống nghẹt quận 4 nhanh gọn với mức giá rẻ nhất thị trường TPHCM
Hình ảnh thực tế bể tự hoại 3 ngăn
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của bể tự hoại 3 ngăn để bạn dễ dàng hình dung:
Bể tự hoại 3 ngăn ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng ở hầu hết các hộ gia đình.
Bể tự hoại 3 ngăn bằng gạch tự xây.
Bể 3 ngăn tự hoại bằng gạch là loại bể bền và hoạt động tốt nhất
Bể 3 ngăn tự hoại công nghiệp
Quy trình xây dựng bể tự hoại 3 ngăn.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bể tự hoại 3 ngăn. Hy vọng bạn đã có thể xây dựng được một công trình bể tự hoại 3 ngăn chất lượng nhất cho gia đình mình! Trân trọng!