Bồn cầu là thiết bị quan trọng trong mỗi gia đình. Vậy bạn có biết cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của chúng không? Cùng thongcongnghethuthamcau.com tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu kỹ hơn thiết bị này nhé.
1. Cấu tạo bồn cầu thông dụng nhất năm 2020
Tham khảo: Hút hầm cầu quận 8 Giá Cực Rẻ [Phục Vụ 24/7] BH 6 Năm
2. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo bồn cầu ngột bệt
2.1. Cấu tạo bồn cầu ngồi bệt
Cấu tạo bồn cầu ngồi bệt gồm 3 thiết bị: Két nước (bể nước), bồn ngồi, vòi xịt.
Ngoài ra còn 1 số thiết bị phụ khác như: bể bồn, ống phun, xi-nhông (con thỏ), đường vòng dẫn nước.
a) Cấu tạo két nước
Két nước hay bể nước dùng để tạo lực mạnh bằng nước đẩy chất thải xuống bể phốt.
STT | Thiết bị | Công dụng |
1 | Ống nạp nước | Sau khi nước trong bể đã được sử dụng, ống nạp nước sẽ nạp thêm 1 lượng nước mới cho bể chứa. |
2 | Phao | Giúp phát hiện nước bị tràn qua nắp bồn cầu. |
3 | Lẫy gạt nước | Xả nước xuống bồn cầu. Lẫy gạt nước có thể ở bên trái, bên phải hoặc phía trên nắp, tùy vào loại bồn cầu bệt. |
4 | Bể chứa nước | Chứa nước và các thiết bị bên trong. |
5 | Van xả |
|
6 | Đường ngăn tràn | Khi khóa nước hoặc phao không hoạt động, đường ngăn tràn sẽ giúp tránh nước tràn xuống bồn cầu và sàn nhà. |
7 | Fill Valve (Ballcock) | Van bơm nước. |
8 | Nút xả nước |
|
9 | Đường nước xuống bồn cầu bệt |
|
b) Cấu tạo thân bồn cầu ngồi bệt
STT | Thiết bị | Công dụng |
1 | Outlet | Chỗ chất thải đi ra và đi xuống bể phốt. |
2 | Đập chắn nước | Giữ lại 1 phần nước xả trong bồn cầu |
3 | Đường đi của chất thải |
|
4 | Water Surface Area | Diện tích chứa nước của bồn cầu |
5 | Water Seal | 1 phần nước được giữ lại, ngăn cách đường ống chất thải và môi trường bên ngoài, tránh mùi hôi bốc ra. |
6 | Rim Holes | Đường nước xả từ két nước xuống bồn cầu |
7 | Toilet Bowl | Thân bồn, bệ ngồi |
c) Vòi xịt bồn cầu ngồi bệt
Vòi được kích hoạt bằng tay và có 1 số tác dụng như: vệ sinh hậu môn, xịt vành bồn cầu, xịt rửa các vết bẩn trên sàn xung quanh bồn cầu và trong nhà vệ sinh.
2.2. Nguyên lý hoạt động
Khi nước trên két nước được xả xuống bồn ngày càng nhiều thì khối lượng và vận tốc nước qua khúc cong cũng tăng lên. Sự vận động này tạo thành một chiếc bơm đẩy không khí xuống. Cùng lúc đó, 1 tấm màng nước được tạo ra bịt kín ngang qua lỗ thỏ, ngăn chặn không khí dưới lỗ trở lại. Tạo thành vùng chân không cho hiện tượng hút nước (xifong).
Khi xi-nhông đầy nước, quá trình hút nước sẽ theo ống xi-nhông xuống hầm cầu kéo theo chất thải. Cho đến khi không còn nước bịt xi-nhông nữa, tiến trình sẽ kết thúc.
Cùng lúc này, mực nước trong bồn cũng được phục hồi lại. Nếu không kịp phục hồi, sẽ có 1 lượng khí từ phía dưới bốc ngược trở lại, gây mùi khó chịu.
Xem thêm: Thông cống nghẹt quận Bình Tân uy tín, chuyên nghiệp
3. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo bồn cầu ngồi xổm
3.1. Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm
Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm gồm 2 thành phần chính: bồn chứa nước và van chắn nước.
Có loại bồn cầu ngồi xổm không có chế độ xả, sau khi đi vệ sinh xong bạn cần dội trực tiếp nước vào bồn cầu để đẩy chất thải đi. Phần bồn chứa nước thải có thể lắp thêm để tiện sử dụng hơn.
3.2. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu ngồi xổm khá giống với bồn cầu ngồi bệt, chỉ khác tư thế khi ta sử dụng.
Sau khi xả nước xuống, nước sẽ đi theo vòng trong và tạo lực mạch đẩy chất thải dưới đáy bồn cầu đi.
Ở bồn cầu ngồi xổm có phần cong tên là “weir” có tác dụng tạo khoảng chân không, ngăn mùi đi từ bể phốt lên.
4. Cấu tạo bồn cầu nào tốt cho sức khỏe?
Dựa vào cấu tạo bồn cầu, bạn có thể lựa chọn loại bồn cầu phù hợp với gia đình mình. Theo nghiên cứu, sử dụng bồn cầu ngồi bệt sẽ không bị tê chân, nhức mỏi.
Tuy nhiên, nếu thời gian sử dụng bồn cầu ngồi bệt quá lâu dễ mắc các bệnh như đại tràng, khó tiêu, ứ máu trong khoang chậu, đặc biệt là trĩ.
Trong khi đó, nhờ tư thế ngồi xổm của bồn cầu ngồi xổm sẽ có lợi hơn cho quá trình bài tiết. Vì ngồi xổm giúp độ uốn hông lớn, độ thẳng trực tràng cao hơn.
Lưu ý: Loại bồn cầu nào cũng không thể tiêu hủy được các vật quá lớn, khó phân hủy. Nên bạn hãy chú ý để tránh trình trạng tắc nghẽn, ứ đọng bể phốt nhé.
Hy vọng bài viết trên của thongcongnghethuthamcau.com đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của chúng. Nếu có nhu cầu tìm một địa chỉ thông cống nghẹt chuyên nghiệp uy tín, bạn có thể liên hệ ngay hotline để được trợ giúp. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.