Theo một nghiên cứu mới nhất thì có đến 75% dân số thể giới đang có thói quen đi vệ sinh sai cách. Liệu bạn có phải là một trong số đó hay không? Tham khảo ngay tư thế đi vệ sinh đúng cách trong bài viết này nhé!
Tư thế đi vệ sinh đúng cách tạo thành góc 35 độ
Tư thế đi vệ sinh được chia làm 2 kiểu cơ bản là ngồi xổm và ngồi bệt. Kiểu ngồi bệt phổ biến hơn vì nhiều người nghĩ nó thuận tiện, sạch sẽ và đỡ mỏi chân hơn.
Tuy nhiên tư thế ngồi bệt khi đi vệ sinh lại là tư thế không đúng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu cho rằng trong quá trình đi vệ sinh bạn sẽ tạo áp lực lớn cho ruột và cơ vòng hậu môn vì cửa ruột không thể mở ra hoàn toàn.
Phần vách đại tràng lại không đồng nhất về cấu tạo, một số phần yếu hơn nên khi ngồi bệt, áp lực đẩy chất thải ra ngoài sẽ lớn hơn ngồi xổm. Khi ấy các niêm mạc đại tràng sẽ bị yếu đi và đẩy ra khỏi vách ngăn gây nên bệnh viêm túi thừa đại tràng.
Tư thế đi vệ sinh đúng nhất là bạn ngồi tạo thành góc 35 độ ở phần thân trên và chân (ngồi xổm). Khi ở tư thế này ruột kết sẽ được giữ thẳng, dễ đào thải phân và giảm áp lực cho đại tràng, hậu môn và xương chậu của bạn.
Tham khảo: Đơn vị thông cống nghẹt quận Tân Phú luôn sẵn sàng phucj vuj 24/7
Hậu quả của đi vệ sinh sai cách
Đi vệ sinh sai cách trong khoảng thời gian dài có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề sau:
Táo bón
Bệnh táo bón sẽ có nhiều cơ hội để “hành hạ” bạn khi bạn đi vệ sinh sai cách lâu ngày và có chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười uống nước.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do việc hậu môn bị giãn quá mức làm rối tĩnh mạch. Bệnh này là do hậu môn phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài do đi vệ sinh sai cách. Bệnh trĩ khiến đại tiện ra máu, đau rát dữ dội, khó chịu.
Viêm đại tràng
Tư thế đi vệ sinh không đúng khiến phân không được thải hết ra ngoài mà tích trữ lâu trong đại tràng gây nên bệnh viêm. Ngoài ra, bênh viêm đại trạng sẽ khiến bạn không muốn hấp thụ chất dinh dưỡng lâu ngày gây suy yếu sức đề kháng và rối loạn tăng sinh tế bào.
Bệnh về khung xương chậu
Ngồi bệnh khi đi vệ sinh sẽ khiến phần cuối của ruột già bị xệ. Ngoài ra, nó còn tạo áp lực lớn lên hậu môn. Những điều này vô tình gia tăng thêm gánh nặng cho khung xương chậu.
Cách để ngồi bệt vẫn đúng cách
Nếu bạn đã quen với tư thế đi vệ sinh ngồi bệt thì có thể điều chỉnh cho đúng cách rất đơn giản. Bạn kê thêm 1 cái ghế ở dưới chân và nghiêng mình ra phía trước 1 chút để tạo thành góc 35 độ là được.
Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu huyện Nhà Bè đảm bảo thẩm mỹ, bảo hành dài hạn
Một vài lưu ý quan trọng khi đi vệ sinh
Bạn cần lưu ý thêm một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe của mình tốt nhất.
Rửa nước muối loãng và lau khô bằng giấy mềm
Sau khi đi vệ sinh bạn nên rửa lại bằng nước muối loãng để loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giảm tình trạng viêm hoặc sưng hậu môn. Sau đó bạn dùng giấy sạch, mềm để thấm khô ráo, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Không đi vệ sinh quá lâu
Nếu bạn chỉ đi đại tiện trong khoảng 2 phút thì bạn đã kiểm soát được 70% bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra khi ngồi vệ sinh quá lâu bạn dễ bị tê mỏi chân và chuột rút.
Lời khuyên của chuyên gia là bạn cần tập trung và không đi vệ sinh quá lâu, không sử dụng điện thoại, đọc sách báo hay hút thuốc khi đi vệ sinh bởi chúng sẽ làm bạn phân tâm và gây ảnh hưởng tới thời gian đi vệ sinh của bạn.
Không nên nhịn vệ sinh
Bạn nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn chỉ vì tâm lý muốn làm xong việc khác. Nhịn đi vệ sinh lâu ngày sẽ khiến bàng quang bị giãn, tạo áp lực lớn cho đại tràng và hậu môn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Trên đây là hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách nhất để bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình, tránh được nhiều bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Trân trọng!