Tin tức

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển, hậu quả, giải pháp

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng trở nên nặng nề hơn. Nếu không kịp thời khắc phục thì hệ lụy của ô nhiễm biển sẽ kéo dài tới cả các thế hệ sau này. Trong bài viết này, Thịnh Phát sẽ làm rõ những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển và các giải pháp khắc phục tối ưu nhất!

Môi trường biển ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải

 

Môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề

Môi trường biển ngày càng ô nhiễm nặng nề và kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy ô nhiễm biển là gì? Mức độ ô nhiễm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là khi nước biển bị biến đổi tính chất do các nguyên nhân khác nhau gây nên, gây ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số sinh hóa của biển. Bên cạnh đó, ô nhiễm gây hại tới sức khỏe con người và các sinh vật sống trong nước biển. Nước biển ô nhiễm không chỉ gây mất mỹ quan mà còn khiến nhiều giống loài tuyệt chủng hoặc đứng trên nguy cơ tuyệt chủng.

Thực trạng ở Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm biển

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về mức độ ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải bằng nhựa. Tại một số khu vực cửa sông và ven biển nước ta bị ô nhiễm dầu, chất thải sinh hoạt, những khu rừng ngập mặn tràn ngập túi nilong,…. Ngoài ra, chất thải rắn trong sinh hoạt trên vùng Biển nước ta rơi vài khoảng 14,03 triệu tấn/năm.

Không những ô nhiễm mà nguồn tài nguyên biển tại Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt. Điều này gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.

Tham khảo: Dịch vụ thông cống nghẹt Đà Nẵng 24/7, bảo hành 3 tháng trở lên

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là do đâu? Tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân tự nhiên

Nguyên nhân tự nhiên

  • Do sự bào mòn, sạt lở núi.
  • Sự phun trào của nham thạch xuống dưới biển khiến các sinh vật biển chết, gây biến đổi nguồn nước.
  • Khói từ núi lửa bốc lên kéo theo những cơn mưa xuống biển.
  • Do triều cường dâng cao gây ô nhiễm dòng sông.
  • Hòa tan muối khoáng với nồng độ cao, trong đó chứa hoạt chất gây ung thư, kim loại nặng,…

Nguyên nhân do con người

Nguyên nhân do con người

  • Con người sử dụng chất nổ, điện và các chất độc hại để đánh bắt thủy hải sản khiến các sinh vật biển chết hàng loại, làm biến đổi môi trường nước.
  • Các rạn san hô, vùng nước lợ, rừng ngập mặn không được bảo toàn tốt sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái biển, làm mất môi trường sống của các loài lưỡng cư.
  • Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp không được xử lý đổ thẳng ra sông, ra biển gây ô nhiễm.
  • Vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ra sông, biển.
  • Khai thác dầu

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả nặng nề như sau:

  • Suy thoái sự đa dạng sinh học biển nhất là hệ sinh thái san hô.
  • Phá hoại môi trường sống của sinh vật, làm tuyệt chủng một số loại hản sản, sinh vật gần bờ.
  • Gây mất mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch.
  • Làm hỏng các thiết bị máy móc khai thác tài nguyên biển.
  • Tác động xấu và kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội.

Biện pháp khắc phục

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sau:

Các hoạt động khai thác

Các hoạt động khai thác

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác trên biển, thường xuyên tuần tra và kiểm soát hoạt động đánh bắt của ngư dân trên biển.

Thực hiện nghiêm cấm các hành vi sử dụng chất nổ, chất độc đánh bắt hải sản. Cần có những quy định xử phạt thật nặng với những hành vi cô tình vi phạm.

Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Rác thải, nước thải sinh hoạt hoặc từ công, nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển. Chính vì thế cần yêu cầu xử lý rác thải và hệ thống nước thải tại các khu dân cư, khu công nghiệp trước khi xả ra ngoài môi trường.

Các giải pháp sinh học

Các giải pháp sinh học

Cần áp dụng những biện pháp sinh học để khắc phục tình trạng ô nhiễm như vôi bột, than hoạt tính,… Đồng thời tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công dân ngay từ khi còn là học sinh.

Xem thêm: Hút hầm cầu quận 4 đảm bảo vệ sinh, giá hợp lý

Một số hình ảnh ô nhiễm môi trường biển

hình ảnh ô nhiễm mỗi trường biển 1

Môi trường nước biển biến đổi cộng với hoạt động đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ, thuốc độc khiến các sinh vật biển chết hàng loạt.

hình ảnh ô nhiễm mỗi trường biển 2

Rác thải nhựa là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường biển.

hình ảnh ô nhiễm mỗi trường biển 3

Rác thải nhựa khó phân hủy nằm lại dưới đáy biển, sinh vật biển sẽ chết nếu ăn phải rác thải nhựa.

hình ảnh ô nhiễm mỗi trường biển 4

Các hoạt động khai thác dầu, trở dầu trái phép, tình trạng dầu loang làm biến đổi môi trường nước biển.

hình ảnh ô nhiễm mỗi trường biển 5

Những vệt dầu loang trên biển chính là nguyên nhân khiến các giống loài quý hiếm đứng bên bờ tuyệt chủng.

Thách thức phát triển bền vững kinh tế biển

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển chạm ngưỡng báo động là một thách thức cực kỳ lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà ô nhiễm còn kéo theo các hệ lụy về kinh tế.

Rác thải không qua xử lý đổ trực tiếp ra lưu vực sông, vùng ven biển ngày càng cao, tàu bè hoạt động trên biển nhiều, sức ép từ tình trạng ô nhiễm hưu cơ, dầu, rác thải nhựa đã khiến môi trường biển ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

Tại vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan dùng để khai thác dầu khí, thăm dò cùng với lượng chất thải rắn phát sinh lớn khoảng 5.600 tấn, trong đó có 20 đến 30% chất thải rắn nguy hại. Tất cả số chất thải này hiện vẫn chưa có bãi chữa, cũng như điểm xử lý.

Đặc biệt, vùng biển Việt Nam hiện nay có khoảng 100 loài hải sản đang nằm trong mức độ nguy cấp. Đồng thời có trên 100 loài đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi về hải sản ngày càng có giảm về sản lượng và trữ lượng kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế đang trên đà phát triển.

Nếu như trước đây chúng ta có thể khai thác được nguồn hải sản khoảng 800kg tại rừng ngập mặn, thì hiện nay con số thu được chỉ bằng 1/20. Cùng với đó, năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn cũng bị giảm đáng kể. Năm 1980 có khoảng 200 kg/ha/vụ nhưng cho đến nay chỉ còn 80/kg/ha/vụ.

Ô nhiễm môi trường biển để lại những hậu quả và hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, mỗi cá nhân, tổ chức đều phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chung tay khắc phục ô nhiễm để trả lại vùng biển sạch, đẹp, giàu tài nguyên trong tương lai!

4.5/5 - (16 bình chọn)