Xử lý nước thải sinh hoạt làm sao cho an toàn, hiệu quả đang là câu hỏi được nhiều gia đình, các khu đông dân cư và các khu công nghiệp đặt ra hiện nay. Để giải đắp thắc mắc bài, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mách bạn 5 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng rộng rãi trên thị trường để bạn có thể tham khảo thêm.
Nước thải sinh hoạt gồm 2 loại
Nước thải sinh hoạt trên thị trường hiện nay được chia làm hai loại chính là: Nước thải ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt và nước thải sinh hoạt được bài tiết do con người từ khu vực nhà vệ sinh. Cụ thể:
Nước thải từ khu vực vệ sinh
Nước thải từ khu vực vệ sinh thường có mùi, màu và chứa nhiều như: Nước tiểu, phân, tạp chất, cặn bẩn lơ lửng, các vi sinh vật, vi rút gây bệnh. Một số thành phần ô nhiễm như Cod, Bod5, Nitơ và phốt pho chiếm tỷ lệ cao.Gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao hồ, làm tăng mức độ ô nhiễm của không khí.
Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh sẽ được thu gom và phân huỷ trong bể tự hoại một phần. Nhằm đưa nồng độ các chất hữu cơ về ngưỡng để phù hợp với quá trình xử lý nước thải sau đó.
Theo các chuyên gia, nếu muốn giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của loại nước thải của khu vực vệ sinh này. Bạn hãy sử dụng men vi sinh môi trường cho vào bể tự hoại qua bồn cầu. Đây là phương pháp hiệu quả được nhiều gia đình áp dụng để khử các chất hữu cơ, mùi hôi và để nước được trong hơn, ít vi khuẩn hơn.
Tìm hiểu thêm: Hút hầm cầu quận 8 Giá Cực Rẻ [Phục Vụ 24/7] BH 6 Năm
Nước thải từ chất thải sinh hoạt
Nước thải từ chất thải sinh hoạt bao gồm: Khu vực rửa và nấu ở nhà bếp và khu vực tắm giặt ở nhà tắm. Cụ thể:
Đối với khu vực rửa và nấu ở nhà bếp, nước thải thường thải qua trong quá trình con người vệ sinh xoong nồi, bát đĩa hoặc rửa rau củ quả. Lượng nước thải này thường chứa nhiều dầu mỡ, rác, chất tẩy rửa và cặn cao.
Do đó, bạn cần tách mỡ ra trước khi đưa chúng vào hệ thống nước thải. Để tách mỡ hiệu quả và dễ dàng bạn nên sắm thêm bẫy mỡ để tách mỡ và nước thải. Đảm bảo mỡ không bám vào cống thoát nước gây tắc nghẽn và bốc mùi hôi.
Đối với nước từ khu vực tắm giặt, nước thải thường chứa một số thành phần hoá chất tẩy rửa từ sữa tắm, xà phòng, bột giặt,… Nước thải này cần phải có biện pháp xử lý riêng biệt so với các loại nước thải từ khu vực nhà vệ sinh.
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được ứng dụng rộng rãi
Dưới đây, bài viết sẽ chia sẻ cho các bạn tham khảo 5 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được ứng dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể SBR
Bể SBR hoạt động theo chu kỳ khép kín với 5 pha chính hoạt động. Trong số 5 pha chính đó, có tới 4 pha dùng để làm đầy và sục khí, đồng thời làm lắng và rút nước. Pha chính còn lại được gọi là pha nghỉ. Cụ thể:
– Đối với pha làm đầy:
Tại pha làm đầy, nguồn nước thải sẽ được cho trực tiếp lên bể để xử lý trong thời gian từ 1 đến 3 tiếng. Lúc này, bế SBR sẽ tiến hành xử lý các chất thải theo cơ chế: Làm đầy – tĩnh, làm đây – hoà trộn vào rồi sục, sục – khí. Toàn bộ quá trình này đều phụ thuộc hoàn toàn vào hàm lượng BOD đầu vào.
Ở pha làm đầy, khi bổ sung nước thải vào sẽ kéo thai một lượng lớn thức ăn cho các vi sinh. Do đó, khi quá trình này diễn ra sẽ thúc đẩy quá trình phản ứng sinh hoá ở vi sinh một cách mạnh mẽ.
– Đối với pha sục khí:
Pha sục khí đóng vai trò cung cấp oxy trong nước, đồng thời khuấy đều hỗn hợp chất có ở bên trong của bể chứa. Nhờ đó, giúp quá trình tạo phản ứng sinh hoá giữa bùn hoạt tính và nước thải được diễn ra thuận lợi nhất.
Tại pha sục khí, sẽ xảy ra quá trình nitrat chuyển hoá từ dạng N-NH3 dang dạng N-NO2. Sau đó, chúng sẽ chuyển tiếp nhanh chóng sang dạng N-NO3.
– Đối với pha lắng:
Tại pha lắng, các chất hữu cơ sẽ lắng dần ở trong nước, quá trình này chỉ diễn ra trong môi trường tĩnh. Người dùng sẽ mất một ít thời gian để đợi bùn lắng và cô đặc lại.
– Đối với pha rút nước:
Tại pha rút nước, đợi cho tới khi bùn lắng xuống thì nước thải mới được đưa ra khỏi bể nước. Và dĩ nhiên, lượng nước thải này sẽ không đi kèm với bất kỳ lượng bàn hoạt tính nào kèm theo.
Xem thêm: Thông cống nghẹt quận 2 không đục phá, BH 2 năm
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Cụ thể, nước thải sinh hoạt sẽ được phân phối từ phía dưới lên với vận tốc V<1 m/h. Cấu tạo thông thường của một bể UASB sẽ gồm có 3 phần cơ bản là: Hệ thống phân phối nước đáy bể, hệ tổng tách pha và tầng xử lý.
Nguyên tắc hoạt động của bể UASB khá phức tạp. Nước thải phân phối theo hướng từ phía dưới lên rồi đi qua lớp bùn kỵ khí. Tại vị trí này, chất hữu cơ sẽ phân hủy bởi những vi sinh vật. Hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh vật này.
Các chuyên viên sẽ tiến hành bổ sung thêm chế phẩm vi sinh kỵ khí để tăng lượng vi sinh vật. Còn hệ thống tách pha ở phía trên của bể sẽ làm nhiệm vụ tách các pha khí, rắn và lỏng. Nhờ đó, chất khí sẽ bay được lên cao và được thu hồi. Phần bùn đất sẽ rơi xuống phía dưới đáy bể, nước thải sau khi xử lý sẽ theo máng lắng chảy sang công trình xử lý tiếp theo.
Hiệu suất hoạt động của bể chứa nước UASB bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Độ pH của nước thải, nhiệt độ nước thải, các thành phần độc hại có trong nước thải,…
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng MBBR
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR đang được áp dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Phương pháp xử lý nước thải này được phát triển trên dây chuyền công nghệ Aerotank truyền thống. Công nghệ MBBR có công dụng làm tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Photpho hơn so với công nghệ MBBR truyền thống trước đây.
Tại bể MBBR, hệ thống cấp khí sẽ được cung cấp nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí sinh sôi và phát triển. Quá trình cấp khí cần phải đảm bảo các vật liệu sẽ luôn ở trạng thái lơ lửng và có sự chuyển động xáo trộn liên tục.
Các vi sinh vật sẽ tiến hành phân giải các hợp chất hữu cơ bám dính. Sau đó sẽ phát triển trên bề mặt các vật liệu. Còn các vi sinh vật hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nước thải để phát triển thành một sinh khối.
Các quần xã vi sinh vật sẽ phát triển, rồi dày lên rất nhanh chóng. Khi đạt được độ dày nhất định, khối lượng vi sinh vật tăng lên, lớp sinh vật ở bên trong không tiếp xúc được nguồn thức ăn nên chúng sẽ chết. Chúng sẽ không bám lên được bề mặt vật liệu và bị rơi vào trong nước thải.
Ở trong bể hiếu khí, các giá thể chuyển động được tạo thành do có sự khuếch tán của các bọt khí có kích thước từ máy thổi khí. Trong khi ở bể thiếu khí, quá trình này được tạo bở sự xáo trộn của những giá thể trong bể bằng cánh khuấy.
Phương pháp xử lý nước thải này có quá trình xử lý sinh học kết hợp với sử dụng giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với nước thải. Đảm bảo được điều kiện lơ lửng, mật độ vi sinh vật sinh sôi và phát triển làm cho hiệu quả xử lý nước thải ngày càng cao.
Bạn có thể tham khảo phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ MBBR trong video dưới đây:
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng AAO
AAO là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt sinh học với sự kết hợp của 3 hệ vi sinh vật là: Thiếu khí, kỵ khí và hiếu khí. Dưới khả năng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, lượng nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý một cách nhanh chóng trước khi cho ra ngoài môi trường.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp AAO khá đơn giản. Khi nước thải được xử lý sơ bộ, sẽ được bơm vào cụm xử lý sinh học theo công nghệ AAO. Tiếp đến nước thải sẽ được xử lý qua bể bùn có hoạt tính yếm khí. Sau đó, sẽ chảy vào trong bể vi sinh hiếu khí, các vi sinh vật sống bám lên trên các hạt bùn trong bể.
Tại đây, quá trình các vi sinh vật oxy hóa thành phần hữu cơ ở tốc độ cao. Nhờ đó, các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải giảm dần. Hệ vi thiếu khí sẽ có công dụng khử NO3, hệ vi yếm khí sẽ có công dụng khử Hydrocacbon, P và kết tủa kim loại nặng, hệ vi hiếu khí sẽ có công dụng chuyển hóa NH4 thành NO3, COD và BOD.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng MBR
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng MBR là phương pháp áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS phân tán. Có công dụng kết hợp với màng lọc tách vi sinh vật giúp xử lý nước thải sinh hoạt cực kỳ hiệu quả. MBR được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây.
Sau khi xử lý sơ bộ nước thải, chúng sẽ được đưa vào bể hiếu khí hoặc bể kị khí. Cả hai bể này đều sử dụng màng MBR, nước thải khi vào bể sẽ xuyên qua màng lọc và ống mao dẫn. Qua màng lọc này, các tạp chất hữu cơ, rắn hay vô cơ đều bị giữ lại. Còn các nước sạch sẽ được lọc ra, rồi được hút dẫn ra bể chứa nước sạch.
Nếu áp suất chân không có trong bể vượt quá con số tính toán của bể MBR. Có nghĩa là áp suất lớn hơn 50 KPA so với mức trung bình từ 10 đến 30 KPA. Ngay lập tức, hai ống bơm hút sẽ tự động ngắt. Và ống thơm thứ 3 của bể sẽ hoạt động rửa ngược lại. Tại thời điểm này, màng MBR sẽ bị xáo trộn, khiến cho những chất cặn bẩn ở đây rơi xuống.
Dưới đây là video tham khảo phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng MBR
Trên đây là 5 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay cho các bạn tham khảo. Hãy nghiên cứu thật kỹ để chọn ra một phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho công trình nước thải gia đình, nơi mình sinh sống và làm việc nhé.