Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề nan giải và được quan tâm nhất trong những năm gần đây. Không chỉ tác động xấu đến đời sống, sức khỏe của con người ở hiện tại mà nó còn đe dọa đến môi trường sống trong tương lai.
Vậy, biến đổi khí hậu là gì? Dấu hiện biến đổi khí hậu toàn cầu ra sao? Hậu quả mà nó để lại là gì? Cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Những dấu hiệu biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu được định nghĩa là những biến đổi trong môi trường sinh học, vật lý và gây ra những ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản hay phục hồi của các hệ sinh thái tự nhiên.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây hậu quả xấu đến đời sống xã hội, sức khỏe và điều kiện kinh tế. Dưới đây là một số hiệu hiệu của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Xem thêm: Thông cống nghẹt quận 5 giá rẻ với chế độ bảo hành nhiều năm
Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt
Theo nhận định của các chuyên gia, biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thời tiết ngày càng chuyển biến theo chiều hướng cực đoan và khắc nghiệt hơn trước.
Biểu hiện rõ nhất là các châu lục trên thế giới đang phải chống chọi và đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng, lũ lụt, bão tuyết, khô hạn,…..
Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu cũng dự báo rằng, với tình trạng này trong tương lai, thế giới còn phải gánh chịu bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, mưa dữ dội vào mùa hè, nắng nóng khốc liệt và khắc nghiệt nhiều hơn trước.
Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần dần ấm lên
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là những nơi sâu nhất của đại dương nhiệt độ nước đang ấm dần lên.
Đây được xem là biểu hiện, dấu hiệu của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu – trái đất dần nóng lên.
Bên cạnh đó, khi nền nhiệt trái đất tăng cao cũng làm nước giãn nở và tan chảy các núi bằng, sông băng,….khiến lượng nước ở biển, đại dương tăng lên và nguy cơ một số hòn đảo sẽ bị nhấn chìm.
Hiện tượng băng tan ở 2 cực Greenland
2 cực Greenland là nơi nổi tiếng với những tảng băng khổng lồ, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, do tác động của biến đổi khí hậu khiến vùng biển Bắc Cực nóng lên.
Do đó, xảy ra hiện tượng băng tan, dịện tích biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng đang dần bị thu hẹp lại.
Nền nhiệt độ liên tục thay đổi
Thực tế đã chứng minh, nền nhiệt độ của trái đất đang liên tục thay đổi, cứ mỗi năm qua đi, nhiệt độ lại dịch chuyển và tăng lên.
So với nhiệt độ trung bình của thập niên 80 thì nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 cao hơn. Đặc biệt, ở thế kỷ XXI, mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn so với năm trước.
Theo các số liệu thống kê, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên cả mặt biển và mặt đất đã tăng khoảng 0,74 độ C trong thế kỷ qua. Và 10 năm đầu của thế kỷ XXI được đánh dấu là có mức gia tăng nhiệt độ lớn nhất với sức nóng kỷ lục của Trái đất.
Tham khảo: Thông cống nghẹt quận Thủ Đức Sạch 100% BH 2 Đến Năm
Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên
Ở một nghiên cứu khác, khi phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, nồng độ khí carbon dioxie dao động từ 180 – 300ppm trong vòng 650.000 năm qua.
Đây được xem là dấu hiệu biến đổi khí hậu toàn cầu rõ nhất và tác động xấu đến môi trường cũng như đe dọa sự sống còn của Trái đất.
Hậu quả của biến đổi khí hậu
Với những thay đổi khôn lường, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là mối đe dọa và trở thành vấn đề nan giải không chỉ với môi trường mà còn là tính mạng, sự sống của con người.
Có thể kể đến một số hậu quả dễ nhận thấy nhất mà biến đổi khí hậu để lại dưới đây
Hệ sinh thái bị phá hủy
Đây được xem là hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu để lại. Khi lượng khí cacbon dioxite ngày càng tăng cao thì đây là mối nguy hại đối với các hệ sinh thái.
Liên tiếp các hậu quả như: không khí ô nhiễm nặng nề, nguồn nước ngọt thiếu hụt, khan hiếm nhiên liệu,…..là biểu hiện của việc hệ sinh thái đang dần bị bào mòn và phá hủy, đe dọa đến sự sinh tồn.
Chẳng hạn, việc nước biển ấm lên và san hô bị tẩy trắng là 1 trong số ít tác hại mà biến đổi khí hậu tác động lên các hệ sinh thái.
Mất đa dạng sinh học
Không chỉ khiến hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi mà biến đổi khí hậu còn làm mất sự đa dạng sinh học. Khi nhiệt độ trái đất tăng lên, các loại động thực vật biến mất, thậm chí do mất môi trường sống nên nhiều loại rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.
Theo các nhà khoa học, nếu tình trạng nhiệt độ cứ theo đà tăng lên từ 1,1 độ đến 6,4 độ nữa thì có khoảng 50% loài sinh vật đứng trước việc bị tuyệt chủng giống nòi.
Ở thời điểm hiện tại đã có nhiều loại động vật phải di cư do hậu quả của biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, Bắc Mỹ được xem là địa bàn hoạt động của loài cáo đỏ, tuy nhiên giờ đây chúng phải di cư lên vùng Bắc Cực để tìm môi trường sống phù hợp hơn.
Dịch bệnh
Dịch bệnh là một trong những hậu quả vô cùng nguy hại mà biến đổi khí hậu để lại. Ngày nay, ngày càng có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, lây lan và cực kì nguy hiểm đe dọa tính mạng của con người cũng như động thực vật.
Đây được xem là hệ quả của việc nhiệt độ tăng cao, mưa lũ, hạn hán kéo dài khiến mầm mống bệnh tật sinh sôi, phát triển.
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa ra cảnh báo, do biến đổi khí hậu toàn cầu nên những loại bệnh trước đây chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới giờ đã xuất hiện cả ở những khu vực ôn đới.
Theo thống kê, trung bình, mỗi năm có tới 150.000 người chết do mắc các bệnh về tim, đường hô hấp.
Hạn hán
Hiện nay, một số vùng như Pakistan, Ấn Độ và Châu Phi đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu toàn cầu là tình trạng hán hán, thiếu nước sinh hoạt cũng như lương thực.
Đây được xem là một trong những tác hại cực kì to lớn, đe doa đến cuộc sống và tính mạng của con người. Thậm chí, theo nghiên cứu, ở những khu vực này, lượng mưa ngày càng thấp và kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.
Bão lụt
Bão lụt là một trong những hậu quả nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu để lại. Trong khi một số khu vực chịu cảnh nắng nóng, hạn hán thì nhiều khu vực khác lại là tâm điểm, nơi hứng chịu tác động của bão lũ.
Khi mực nước biển tăng kéo theo đó là tần suất xuất hiện của những cơn bão càng dày đặc và mức độ nguy hiểm cũng ngày một tăng cao.
Trong vòng 30 năm trở lại đây, số lượng những cơn bão có cấp độ mạnh và nguy hiểm đã tăng lên gấp đôi so với trước đó.
Thiệt hại về kinh tế
Không chỉ tác động đến môi trường mà biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.
Đằng sau những cơn bão hay lũ lụt là mùa màng, của cải thất thoát, nhà cửa bị cuốn trôi. Chưa kể chi phí để khắc phục những hậu quả do bão lũ để lại cũng vô cùng lớn.
Bên cạnh đó, khi những dịch bệnh lan rộng cũng khiến nhiều quốc gia phải bỏ ra một nguồn chi phí lớn để phòng chống dịch từ đó gây tổn thất, thiệt hại về kinh tế.
Như vậy, có thể thấy rằng, những hậu quả mà biến đổi khí hậu toàn cầu để lại là không hề nhỏ. Đây là mối đe dọa lớn của Trái đất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sinh mạng của mỗi người. Do đó, trước khi quá muộn, hãy chung tay và xây dựng để bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa những nguy cơ của biến đổi khí hậu.