Tin tức

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học – Cơ chế và ưu điểm

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học vẫn được nhiều người đánh giá cao bởi độ hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, các bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tham khảo: Dịch vụ hút hầm cầu Đồng Nai giá tốt, phục vụ 24/24

Vi sinh vật tham gia xử lý nước thải (xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học)

Xử lý nước thải bằng phương pháp bi sinh hay còn gọi là xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là cách xử lý nước thải dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là sinh vật hoại sinh có trong nước thải.

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Các vi sinh vật có trong nước thải sẽ chuyển hóa chất hữu cơ bằng cách tổng hợp thành tế bào mới. Nó hấp tụ các chất hữu cơ qua bề mặt tế bào. Khi hấp thụ xong, nếu chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào thì khả năng hấp thụ sẽ về 0.

Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học có cơ chế hoạt động là các vi sinh vật có trong nước thải sử dụng hợp chất hữu cơ cùng chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.

Sản phẩm của quá trình phân hủy là khí H2O, C02, ion sulfite, N2. Múc đích là khử các chất hữu cơ BOD, COD,…với nồng độ cao trong nước về nồng độ cho phép ở mức an toàn với môi trường.

Ưu điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư
  • Dễ vận hành
  • Phương pháp xử lý nước thải này an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Hiệu suất xử lý nước thải cao.

Ưu điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí là quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa chất hữu cơ trong điều kiện có oxy. Phương pháp này gồm 3 giai đoạn:

  • Oxy hóa chất hữu cơ
  • Tổng hợp tế bào mới
  • Phân hủy nội bào.

Xem thêm: Thông cống nghẹt Đà Nẵng nhanh 24/7

Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

Đây là quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ và vô cơ phân tử trong điều kiện không có oxy phân tử bởi các vi sinh vật kỵ khí.

Nó được chia thành 6 quá trình như sau:

  • Thủy phân polymer
  • Lên men amino axiy và đường
  • Phân hủy kỵ khí các axiy béo mạch dài và rượu.
  • Phân hủy kỵ khí các axit béo dễ bay hơi.
  • Hình thành khí methane từ axit acetic.
  • Hình thành khí methane từ CO2 và Hydrogen.

Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

Xử lý nước bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí nhân tạo

  • Quá trình xử lý nước thải bằng lọc sinh học kỵ khí: Lọc kỵ khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ.
  • Quá trình xử lý nước thải bằng bể UASB: Lớp bùn được lắng ở đáy bể, dưới tác dụng của vi sinh vật chuyển hóa thành metan và cacbon dioxide.

Xử lý nước bằng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí tự nhiên

Ao hồ kỵ khí: Vi sinh vật kỵ khí hoạt động sống không cần oxy của không khí.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp phương pháp sinh học kỵ khí

Phương pháp xử lý nước thải kết hợp này được thể hiện như sau:

Ao hồ hiếu – kỵ khí (ao hồ tùy nghi)

Đây là loại ao hồ phổ biến trong thực tế, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan có điều ở trong nước và phân hủy kỵ khí cặn lắng ở đáy.

Xử lý nước thải bằng vi sinh thiếu khí

Nước thải giảm được 90 – 98% BOD nhưng tổng Nitơ chỉ giảm được 30-405 và khoảng 30% P, hàm lượng N, P cao vượt ngưỡng cho phép xử lý bổ sung bằng phương pháp thiếu khí.

Xem thêm: địa chỉ hút hầm cầu Quận 10 của chúng tôi.

Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

công nghệ xử lý nước thải

Xử lý nước thải bằng phương pháp này đỏi hỏi cần phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Không có chất độc làm chết hoặc ứng chế hệ sinh vật trong nước thải.
  • Hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải. Muối của kim loại nặng ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật.
  • Cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu là COD và BOD. Nếu tỉ số của 2 thông số này là COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 thì việc xử lý mới diễn ra tốt. Khi COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó có hemixenlulozo, xenlulozo, tinh bột, protein chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kỵ khí.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động cũng như ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *